Thứ Năm, 7 tháng 5, 2020

Tủ lạnh ở phòng trọ của nam sinh lúc nhúc sinh vật gớm ghiếc, chảy mùi hôi thối vì một lý do kinh điển

Cư dân mạng dường như đã quá quen thuộc với những hình ảnh phòng trọ bừa bộn, ngập tràn rác, gối mềm chuyển màu vàng, bốc mùi... sau kỳ nghỉ Tết dài hàng tháng trời. Không có bàn tay chăm sóc cộng thêm việc phòng trọ đóng cửa, ẩm mốc bốc lên khiến đồ vật nhanh chóng mốc meo hay bị sâu bọ, ruồi muỗi tấn công.

Mới đây, nam sinh có tên Đức Huỳnh đã khiến tất cả thành viên của một group kín phải rùng mình kinh hãi khi đăng tải loạt ảnh tủ lạnh sau khi trở lại thành phố. Theo như chia sẻ, anh chàng đã quên không dọn dẹp trước Tết. Tủ lạnh nhanh chóng trở thành đồng đổ nát và bên trong tủ lúc nhúc giòi bọ, bốc mùi thối rữa.

"Chủ thớt" hài hước chia sẻ: " Không dọn đồ trước Tết 100 ngày và cái kết! Bức ảnh này không phát ra âm thanh nhưng cũng đủ khiến người xem rùng mình ".

Sau 3 tháng về quê, nam sinh bủn rủn chân tay khi phát hiện tủ lạnh lúc nhúc giòi bọ, chảy mùi hôi thối vì một lý do kinh điển trước Tết - Ảnh 1.

Bức ảnh không phát ra âm thanh nhưng đủ khiến người xem rùng mình!

Tủ lạnh nhung nhúc giỏi, bốc mùi hôi thối do chảy nước.

Theo chia sẻ thì đây là tủ lạnh nhà anh chàng. Vì về quê ăn Tết quên không dọn tủ lạnh sạch sẽ, lại hồn nhiên để nguyên đồ bên trong và rút điện nên khi quay lại, tủ lạnh đã trở thành "bãi chiến trường" khi giòi bọ lúc nhúc, đặc biệt cậy nắp ổ điện còn chảy nước, bốc mùi hôi thối không chịu được.

Dân mạng đều phải công nhận đây mới chính là nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất phòng trọ sau Tết. Nhiều người không khỏi rùng mình nghĩ đến cảnh tự tay dọn dẹp, phải lau bỏ từng con giòi này. Một số tỏ ra thương cảm cho chàng trai khi phải chứng kiến cảnh tượng kinh hãi và sẽ phải mất một thời gian để dọn dẹp đống tàn tích.

Sau 3 tháng về quê, nam sinh bủn rủn chân tay khi phát hiện tủ lạnh lúc nhúc giòi bọ, chảy mùi hôi thối vì một lý do kinh điển trước Tết - Ảnh 3.

Giòi bọ đã bám đầy vào ổ cắm điện, nên cũng may thay cho anh chàng không bị chập tủ lạnh.

Trong khi đó, nhiều ý kiến cũng trách nam sinh không chịu dọn Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog dẹp tủ lạnh trước khi về quê bởi đối với sinh viên, đây là thứ đồ tương đối xa xỉ. Thôi cũng là bài học cho các chàng trai, nhớ Tết năm sau ráng đừng lười để không gặp tình cảnh khó đỡ như vậy nữa.

" Mình cũng sập nguồn tủ lạnh trước khi về quê, và lúc trở lại thì không khác gì bãi rác. Hôi thối kinh khủng, mốc meo cả lên. Nhưng vẫn còn chấp nhận được khi không có giòi bọ nhung nhúc thế này. Nhìn cái tủ lạnh buồn nôn quá, rùng mình, ớn da gà luôn ", một dân mạng khác chia sẻ.

Trước đó, rất nhiều hình ảnh thảm họa phòng trọ sau Tết cũng được chia sẻ rầm rồ.

Tủ lạnh mốc meo, đen nghịt sâu bọ do với lý do quên đồ, rút phích điện tương tự. (Ảnh: Không sợ chó)

Sau 3 tháng về quê, nam sinh bủn rủn chân tay khi phát hiện tủ lạnh lúc nhúc giòi bọ, chảy mùi hôi thối vì một lý do kinh điển trước Tết - Ảnh 5.

Tủ lạnh của nam sinh viên Malaysia trong nhà trọ.

Thủ tướng: Cho phép mở lại các dịch vụ không thiết yếu, trừ vũ trường và karaoke

Thủ tướng: Cho phép mở lại các dịch vụ không thiết yếu, trừ vũ trường và karaoke - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xác lập tình trạng bình thường mới trong cuộc sống và các hoạt động kinh tế-xã hội. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này trong phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vào sáng nay, 7/5.

Nêu rõ 21 ngày qua cả nước không có ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, cả nước ở tình trạng nguy cơ thấp, đây là điều đáng mừng. Tuy vậy, tình hình dịch bệnh trên thế giới, khu vực châu Á, Đông Nam Á diễn biến phức tạp.

Thủ tướng nhấn mạnh thông điệp: Mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp xác lập tình trạng bình thường mới trong cuộc sống và các hoạt động kinh tế-xã hội để dần trở lại bình thường. Đẩy mạnh phục hồi kinh tế, xây dựng đất nước là nhiệm vụ ưu tiên quan trọng, cần tập trung ở mọi cấp, mọi ngành. Nhưng cũng không được chủ quan, coi thường dịch bệnh COVID-19.

Tiếp tục thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch xâm nhập. Nếu có người ở nước ngoài về, đều phải cách ly tập trung 14 ngày, trừ trường hợp chuyên gia, công nhân lành nghề, nhà đầu tư thì có phương thức cách ly tại chỗ phù hợp. Tuyệt đối không để người nhập cảnh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Sẵn sàng ứng phó khi có trường hợp dương tính trong cộng đồng. Ban chỉ đạo các cấp duy trì nhóm phản ứng nhanh, dự báo và thu thập dữ liệu để phát hiện nhanh nhất các trường hợp dương tính, các trường hợp tiếp xúc gần, kịp thời khoanh vùng, cách ly, dập dịch.

Tiếp tục thực hiện các biện pháp bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng và trên phương tiện hành khách công cộng đông người, rửa tay, bảo đảm vệ sinh cá nhân khi tiếp xúc ở nơi đông người.

Đồng ý với đề xuất về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Thủ tướng nêu rõ, không bắt buộc học sinh đeo khẩu trang trong lớp học, giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay. Định kỳ mở cửa sổ, cửa chính để thông thoáng khí. Nhà trường tăng cường các biện pháp lau khử khuẩn bề mặt, vệ sinh phòng, lớp học, nhà vệ sinh; không bắt buộc thực hiện giãn cách trong lớp học… Ngành giáo dục, các địa phương có kế hoạch tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT, bảo đảm trung thực, khách quan.

Cho phép mở các dịch vụ kinh doanh dịch vụ không thiết yếu được mở cửa trở lại bình thường, trừ vũ trường và karaoke, và phải đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch bệnh (đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn).

Thủ tướng cũng đồng ý bỏ giới hạn về số chỗ trên các phương tiện giao thông công cộng (máy bay, xe khách, tàu hỏa, tàu thủy…) nhưng yêu cầu bắt buộc hành khách đeo khẩu trang.

Thủ tướng đồng ý cho phép tổ chức một số hoạt động thể thao, sự kiện tập trung đông người…, khuyến cáo đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn.

Ngành y tế tiếp tục kiện toàn năng lực cho các phòng xét nghiệm xác định COVID-19, đảm bảo đầy đủ các điều kiện cần thiết phục vụ xét nghiệm. Tiếp tục theo dõi, cập nhật tình hình dịch bệnh và các kỹ thuật/sinh phẩm chẩn đoán trên thế giới và tại Việt Nam để điều chỉnh hoạt động xét nghiệm phù hợp với công tác phòng, chống dịch.

Tiếp tục nghiên cứu phác đồ điều trị, xây dựng các hướng dẫn và tập huấn cho y tế cơ sở để thực hiện theo dõi, giám sát sức khỏe cho người dân tại cộng đồng và hướng dẫn xử trí khi có các trường hợp nghi ngờ hoặc dương tính.

Các Bộ, UBND các địa phương nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã được Chính phủ giao, trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, các gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ, đưa nhanh tiền hỗ trợ an sinh xã hội theo Nghị quyết 42 đến người bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, chống gian lận.

Các ngành và các địa phương có liên quan, nhất là Bộ KH&ĐT, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT và các địa phương có phương án kêu gọi, xúc tiến đầu tư, tìm các tập đoàn, các đơn vị trong và ngoài nước đến đầu tư, làm ăn ở địa phương mình để tạo một không khí thu hút phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Về thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu phụ trên tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Thủ tướng đồng ý cho phép mở lại một số cửa khẩu phụ, lối mở theo đề xuất của tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh. Đối với các cửa khẩu phụ, lối mở khác, Thủ tướng cho phép UBND các tỉnh biên giới căn cứ tình hình thực tế của địa phương, cân nhắc cẩn trọng, kỹ lưỡng để chủ động mở lại cửa khẩu phụ, lối mở trên địa bàn theo nguyên tắc mà Nghị định 112 đã quy định, bảo đảm quy trình kiểm soát phòng, chống dịch bệnh. Chỉ khôi phục lại các cửa khẩu phụ, lối mở có lưu lượng hàng hóa lớn, đặc biệt là hàng nông sản, thủy sản, hải sản xuất khẩu của nước ta và hàng nguyên liệu cấp thiết cho sản xuất trong nước.

Bộ VHTTDL khẩn trương chỉ đạo hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch truyền thông các điểm đến an toàn với những việc làm cụ thể, thiết thực, đẩy mạnh du lịch nội địa, nhất là mùa hè hiện nay. Chủ động tổ chức thị trường và chuẩn bị phương án tái khởi động thị trường du lịch quốc tế vào thời điểm thích hợp.

Vụ nghi vấn mẹ ôm 3 bé gái nhỏ tự tử: “Chồng nó nhìn thấy vợ bế các con đi nhưng tưởng sang nhà bà ngoại chơi, ai ngờ…”

Sự việc nghi vấn mẹ bế 3 bé gái nhỏ tự tử xảy ra tại xóm Suối Kho, xã Hùng Sơn, (huyện Kim Bôi, Hoà Bình) khiến dư luận vô cùng bàng hoàng xót xa. Tại nơi xảy ra vụ việc, người dân quanh khu vực đều bày tỏ sự thương xót cho gia đình nạn nhân khi cùng lúc mất đi 4 thành viên, đặc biệt ai ai cũng đau lòng khi 3 cháu gái còn quá nhỏ tuổi.

Vụ nghi vấn mẹ ôm 3 bé gái nhỏ tự tử: “Chồng nó nhìn thấy vợ bế các con đi nhưng tưởng sang nhà bà ngoại chơi, ai ngờ…” - Ảnh 1.

Nơi xảy ra vụ việc nằm sâu trong khu vực dưới chân vách núi đá.

Ngay sau khi phát hiện vụ việc, chính quyền địa phương đã nhanh chóng có mặt điều tra nguyên nhân. Đến tối cùng ngày, sau khi cơ quan chức năng hoàn tất các thủ tục khám nghiệm tử thi, gia đình đã hoàn tất các thủ tục tang lễ tiễn đưa các nạn nhân về nơi an nghỉ cuối cùng.

Ghi nhận tại gia đình nạn nhân, không khí tang thương bao trùm cả khu vực.

Căn nhà của gia đình nạn nhân nằm sâu trong hẻm núi, trong nhà chẳng ai còn cất nổi tiếng khóc vì nỗi đau đớn quá lớn khiến mọi người đều gần như chết lặng.

Vụ nghi vấn mẹ ôm 3 bé gái nhỏ tự tử: “Chồng nó nhìn thấy vợ bế các con đi nhưng tưởng sang nhà bà ngoại chơi, ai ngờ…” - Ảnh 2.

Gia đình nạn nhân đang xây dở căn nhà mới đẹp hơn.

Vụ nghi vấn mẹ ôm 3 bé gái nhỏ tự tử: “Chồng nó nhìn thấy vợ bế các con đi nhưng tưởng sang nhà bà ngoại chơi, ai ngờ…” - Ảnh 3.

Hiện trường xảy ra vụ việc cách nhà nạn nhân 1 ngọn đồi.

Vụ nghi vấn mẹ ôm 3 bé gái nhỏ tự tử: “Chồng nó nhìn thấy vợ bế các con đi nhưng tưởng sang nhà bà ngoại chơi, ai ngờ…” - Ảnh 4.

Nơi phát hiện thi thể 4 mẹ con.

Trong nhà cũng chẳng có bàn thờ của 4 nạn nhân tử vong, bà Phương (mẹ chồng chị H.) bảo: "Cả 4 mẹ con đều ra đi hết, đau xót quá chúng tôi không lập bàn thờ nữa. Không hiểu vì sao mà mẹ nó (chị H.) lại lôi cả 3 con chết cùng như vậy", bà Phương nghẹn lại rồi không nói nên lời nữa.

Cùng lúc mất đi 4 thành viên trong gia đình mà hàng ngày vẫn cười nói bên nhau, ông Toàn (bố chồng chị H.) cũng ngồi thất thần một góc như người mất hồn.

Ông Toàn kể, khi trời chuyển tối, gia đình không thấy các cháu về nên đã đi tìm. "Tìm tất cả ở nhà người thân không được, mọi người bắt đầu đổ lên rừng rồi ra suối để tìm. Tại khu vực nước sâu nhất của suối Kho mọi người thấy thi thể cháu út nổi lên, sau đó tìm xung quanh thì thấy dép của cháu H. ở trên bờ. Tiếp tục tìm kiếm dưới khu suối thì thấy 3 mẹ con nằm dưới đó", ông Toàn đau xót nhớ lại.

Vụ nghi vấn mẹ ôm 3 bé gái nhỏ tự tử: “Chồng nó nhìn thấy vợ bế các con đi nhưng tưởng sang nhà bà ngoại chơi, ai ngờ…” - Ảnh 5.

Sau khi xảy ra vụ việc đau lòng, các cơ quan đoàn thể, chính quyền địa phương đã đến động viên thăm hỏi và hỗ trợ gia đình vượt qua nỗi đau mất mát to lớn.

Ngay sau khi nhận được hung tin, bà Đức (65 tuổi, bà ngoại của anh H., cụ ngoại 3 cháu bé) đã lập tức đến nhà anh H. trong đêm 6/5. Theo bà Đức, từ khi xảy ra vụ việc đến hiện tại, bà vẫn chưa muốn tin vào sự việc đau Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog lòng.

"Từ đêm qua đến nay tôi và mọi người trong gia đình không ai còn khóc được nữa, đau quá các chú ạ, cùng lúc mất đi 4 người thì ai mà chịu nổi. Bố mẹ thằng H. cũng không còn sức đứng vững nữa, đau đớn lắm”, bà Đức đau xót nói.

Vụ nghi vấn mẹ ôm 3 bé gái nhỏ tự tử: “Chồng nó nhìn thấy vợ bế các con đi nhưng tưởng sang nhà bà ngoại chơi, ai ngờ…” - Ảnh 6.

Bà Phương ngồi thất thần một góc khi phải đối mặt với sự mất mát và nỗi đau quá lớn.

Theo bà Đức, trước khi xảy ra vụ việc đau lòng, anh H. (chồng chị H., bố 3 cháu bé) đã nhìn thấy chị H. bế các cháu đi khỏi nhà nhưng chỉ nghĩ là mọi người sang nhà bà ngoại các bé.

"Khoảng 4h chiều gì đó thằng H. nó nhìn thấy 4 mẹ con ra khỏi nhà, lúc này thằng H. mới gọi hỏi bảo "sao lại đi đâu giờ này" thì đứa bé nó trả lời là đi sang nhà bà ngoại thì thằng H. nó cũng không hỏi nữa. Ai ngờ đâu đến tối thì phát hiện sự việc đau lòng", bà Đức nhớ lại.

Theo bà Đức, thường ngày vợ chồng anh H. sống hoà thuận không hề có cãi vã mâu thuẫn gì. Chị H. vẫn bình thường không có biểu hiện gì khác lạ.

Vụ nghi vấn mẹ ôm 3 bé gái nhỏ tự tử: “Chồng nó nhìn thấy vợ bế các con đi nhưng tưởng sang nhà bà ngoại chơi, ai ngờ…” - Ảnh 7.
Vụ nghi vấn mẹ ôm 3 bé gái nhỏ tự tử: “Chồng nó nhìn thấy vợ bế các con đi nhưng tưởng sang nhà bà ngoại chơi, ai ngờ…” - Ảnh 8.

Bà Đức chỉ còn biết ngồi thất thần rồi nắm chặt đôi bàn tay chết lặng. Bà vẫn chưa muốn tin vào sự thật đau lòng.

Vụ nghi vấn mẹ ôm 3 bé gái nhỏ tự tử: “Chồng nó nhìn thấy vợ bế các con đi nhưng tưởng sang nhà bà ngoại chơi, ai ngờ…” - Ảnh 9.

Đôi dép của cháu nhỏ được phát hiện trên bờ suối trong quá trình tìm kiếm thi thể 4 mẹ con.

"Bình thường vợ nó không có biểu hiện gì, kể mà có biểu hiện gì lạ thì mình có biết mà lường trước đây nó vẫn bình thường mà. Không biết sao nó lại làm thế, kể mà còn 1 – 2 đứa cháu thì còn đỡ đau...", bà Đức nghẹn lại.

Theo người thân nạn nhân cho biết, từ trước đến nay gia đình không hề có mâu thuẫn gì. Công việc hàng ngày cũng hoàn toàn bình thường, gia đình đang xây dựng một ngôi nhà mới to đẹp hơn bên cạnh.

"Các cháu còn chưa kịp ở thì ra đi mãi rồi, gia đình cũng mới làm hồ sơ để chuẩn bị cho cháu vào lớp 1, vậy mà chưa kịp đến trường mẹ cháu đã kéo đi theo", người thân nạn nhân đau xót nói.

Theo bác ruột của anh H. chia sẻ, trước đây chị H. đã từng có ý định đưa các cháu ra bờ suối tự tử nhưng được chồng phát hiện. "Về mọi người hỏi thì nó bảo việc gì cháu phải chết, cháu chỉ doạ thế thôi. Ai ngờ lần này nó làm thật", người bác của anh H. nghẹn lại.

Hiện vụ việc vẫn đang được các cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ.

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020

Chuyên gia chỉ ra những nguyên nhân các ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam dương tính trở lại

Tối 5/5, bác sĩ Trương Thanh Trung - trưởng Phòng y tế quận 2, TP.HCM - cho biết, bệnh nhân 204 đã dương tính trở lại sau 25 ngày xuất viện sau điều trị COVID-19. Kết quả xét nghiệm có lúc sáng 5/5.

Ngay sau khi có kết quả tái dương tính, bệnh nhân được chuyển cách ly điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi.

Chuyên gia chỉ ra những nguyên nhân các ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam dương tính trở lại - Ảnh 1.

Nhân viên y tế tại TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19 - Ảnh: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM.

Được biết trong thời gian cách ly theo dõi tại nhà, bệnh nhân có tiếp xúc với gia đình và một gia đình khác trong chung cư khi ăn cơm (F1), tất cả các trường hợp này đều được chuyển cách ly tại khu cách ly tập trung quận 2.

Như vậy đến nay tại TP.HCM có tất cả 10 ca bệnh được công bố tái dương tính sau xuất viện, phần Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog lớn các ca có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến ổ dịch quán bar Buddha (phường Thảo Điền, quận 2). Số người dương tính trở lại ở Hà Nội là 5 người.

Trước tình hình các ca bệnh tái dương tính nói trên, mới đây chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với PGS.TS Nguyễn Huy Nga , nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế xung quanh tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam.

Chuyên gia chỉ ra những nguyên nhân các ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam dương tính trở lại - Ảnh 2.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế.

Làn sóng các bệnh nhân COVID-19 tái dương tính với virus corona chủng mới sau khi đã hồi phục đang khiến nhiều người lo lắng rằng virus này có khả năng "tái hoạt động" hay lây nhiễm cho mọi người nhiều lần. Vậy mức độ lây nhiễm của những người tái dương tính có giống những người dương tính lần đầu hay không?

Cho đến thời điểm này thì chưa có nghiên cứu nào báo cáo có trường hợp nào sau khi dương tính trở lại làm lây nhiễm cho người khác. Các chuyên gia cho rằng khả năng lây nhiễm của những bệnh nhân đã âm tính 3 lần sau điều trị là rất thấp. Khác hẳn với dương tính lần đầu.

Hàn Quốc cho đến nay đã ghi nhận hơn 260 bệnh nhân tái dương tính với virus corona chủng mới sau khi hồi phục, còn Việt Nam đã có 15 ca tái dương tính, chiếm gần 6%. Vì sao con số tái dương tính giai đoạn 2 lại nhiều đến vậy trong khi giai đoạn 1, 16 người được công bố khỏi bệnh hầu như đã khỏi hoàn toàn?

Thực ra số lượng bệnh nhân càng nhiều thì xác suất dương tính càng cao. Cũng không thể nói là có sự khác nhau giữa hai giai đoạn.

Chuyên gia chỉ ra những nguyên nhân các ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam dương tính trở lại - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ.

Việc người dương tính trở lại có thể do 3 nguyên nhận chính: bệnh nhân còn mang trong tế bào vi rút đang hoạt đông nên nó nhân liên trở lại; các mảnh hẹn vi rút được tích lũy vào hầu hoành họng do từ phổi bị đẩy lên hầu họng; và do sai sót trong xét nghiệm trong việc lấy mẫu, vận chuyển vvv.

Tỷ lệ tái nhiễm ở Việt Nam hiện nay có cao so với các nước hay không?

Cũng vào loại trung bình, không cao hơn và nhiều nước cũng không làm xét nghiệm kỹ như Hàn Quốc và Việt Nam.

Nhiều chuyên gia nước ngoài cho rằng người khỏi bệnh vẫn có thể mang trong người những đoạn nhỏ RNA của virus (không hoạt động) vốn sẽ cho kết quả dương tính trong các xét nghiệm xét nghiệm PCR, có phải đó là lý do khiến có nhiều ca tái dương tính hơn hay không ạ?

Đó cũng là một trong các lý do kỹ thuật.

Bạn từng giúp đất nước bằng việc ở nhà, bây giờ bạn lại giúp đất nước bằng việc đi khắp #Vietnam

Bài viết khuyến khích du lịch Việt Nam này không phải theo tinh thần “trâu ta ăn cỏ đồng ta”. Tôi vẫn yêu Bangkok với ti tỉ món ăn chua cay mặn ngọt. Tôi vẫn mê thả bộ trên những con phố Singapore sạch bóng, nơi mệnh danh là đô thị của tương lai. Tôi vẫn thích đứng trên đỉnh The Peak ngắm toàn cảnh Hong Kong. Nhưng 2020 sẽ là năm tôi sẽ khám phá Hà Nội, Hội An, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn… Bởi vì tôi biết trái tim mình sẽ không yên được nếu qua dịch bệnh mà tôi cầm passport Việt Nam đi du lịch tứ xứ, trong lúc đồng bào mình còn chật vật.

Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2019, thu về 726.000 tỷ đồng. Năm 2020, ngành du lịch Việt Nam phấn đấu đón khoảng 20,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 90 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu đạt trên 830.000 tỷ đồng. – Đây là câu chuyện của đầu năm 2020, và bây giờ mới đầu tháng 5 đã thành quá cũ. Năm nay, ngành du lịch Việt Nam phấn đấu không tăng trưởng âm đã là một kỳ tích thần kỳ.

NẾU dịch bệnh kết thúc vào cuối tháng 6, lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ ở đáy cho đến hết tháng 6, sau đó sẽ dần hồi phục nhưng số lượng còn thấp, do vẫn còn các biện pháp hạn chế đi lại giữa các nước. Trong kịch bản này, chúng ta dự đoán cả năm chỉ còn khoảng 5,5 triệu lượt khách quốc tế ghé thăm.

NẾU đại dịch kéo dài đến cuối tháng 9, đặc biệt là ở châu Âu và Bắc Mỹ, trong khi các nước châu Á (có Hàn Quốc, Trung Quốc – hai thị trường khách lớn của Việt Nam) cơ bản khống chế được dịch, thì thời gian ngưng trệ của ngành du lịch sẽ kéo dài đến tháng 9. Chúng ta chỉ có thể mở biên giới đón khách một cách nhỏ giọt, do tâm lý lo sợ và khả năng tài chính của du khách quốc tế bị eo hẹp sau sự càn quét của đại dịch. Dự đoán cả năm 2020, Việt Nam chỉ còn đón khoảng 4,6 triệu lượt khách quốc tế.

NẾU tình hình diễn biến xấu hơn, đến hết tháng 12 mà dịch vẫn chưa kết thúc, nghĩa là từ đây đến hết năm Việt Nam sẽ chẳng đón một khách du lịch quốc tế nào. Dự đoán cả năm chỉ còn khoảng 3,7 triệu lượt khách quốc tế (đã đón trong quý 1 năm nay).

Theo cả ba kịch bản phát triển năm 2020 do Tổng cục Du lịch đề ra, thì kịch bản nào cũng báo trước một tương lai khó khăn dành cho các doanh nghiệp du lịch . Kế sinh nhai của hàng ngàn người Việt sống phụ thuộc vào ngành du lịch (hàng không, nhà hàng, khách sạn, bán tour) sẽ còn bấp bênh dài hạn. Tuy chưa có con số thống kê chính thức, nhưng các chuyên gia kinh tế dự tính, tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, 80-90% số doanh nghiệp lữ hành nhỏ và vừa có thể đã tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog chừng.

Tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa thể xác định được thời điểm nào ngành du lịch Việt Nam được vực dậy. Nhưng bạn có thể giúp một chút, bằng cách:

Lựa chọn Việt Nam cho các chuyến đi kế tiếp của mình!

Với những người trẻ lớn lên giữa một thế giới phẳng thì dịch chuyển và du lịch là nhu cầu chứ không phải thú vui xa xỉ. Sức khoẻ tâm thần (mental health) là một trong những vấn đề quan trọng nhất của thế hệ trẻ thời đại digital, và du lịch là một phương pháp hữu hiệu có thể giúp cân bằng tâm lý tốt nhất.

Trong tình hình các nước gần Việt Nam vẫn còn đang đóng biên, lại thêm tâm trạng nhấp nhổm lo âu không biết dịch bệnh có bùng phát lại không, đi nước ngoài về có bị cách ly không, thì những chuyến nghỉ hè ngắn ngày hay một cuộc trốn cuối tuần (weekend getaway) đến những chỗ gần nhà là cách cho những người trẻ giải tỏa cảm giác "cuồng chân" hậu giãn cách xã hội. Vài ý tưởng cho bạn tham khảo nhé: Cùng hội bạn phượt đến cắm trại ở vùng biển, vùng núi gần nơi mình sống. Hay check-in một khách sạn năm sao ngay chính tại Sài Gòn/ Hà Nội/Đà Nẵng để tận hưởng thử cuộc sống luxury với giá kích cầu phải chăng. Hay tham gia các tour đi bộ (walking tour) khám phá thành phố mà trước nay chỉ có khách Tây khách Tàu mua, xem thử nhà mình có gì hay mà khách nước ngoài họ mê vậy.

Chị Nguyễn Ngọc Bích Hạnh, Media Manager, Công ty Heineken Vietnam:

Tôi là một fan bự của Đà Lạt, gần như tháng nào cũng phải đi để thoả nỗi nhớ. Tôi đang tính ngay sau khi nhịp sống trở lại bình thường 90% là sẽ tự thưởng cho mình một chuyến đi Đà Lạt ngay. Lúc này, du lịch trong nước có thể giúp thúc đẩy kinh tế Việt Nam mà lại an toàn hơn, ít ra tôi thấy Việt Nam mình đang kiểm soát dịch tốt hơn nhiều nước khác dù Âu hay Á.

Thời điểm này có thể xem là cơ hội vàng để các bạn khám phá Việt Nam mà không quá đau túi tiền, do các hãng hàng không và khách sạn đang tung ra quá trời deal thơm giá hời. Thậm chí, tôi còn đang tính tận hưởng những deal high-end mà trước nay mình chưa bao giờ dám book vì tiếc tiền. Cơ hội 1-0-2 trải nghiệm đẳng cấp mới.

Đi du lịch trong nước còn có lợi thế là khám phá văn hoá local rất dễ, do chúng ta đều là người Việt. Khi nói chuyện bằng tiếng Việt, bạn sẽ dễ dàng trả giá, hỏi thăm và nghe chia sẻ từ người dân địa phương, chứ không quá phụ thuộc vào các trang review du lịch nữa.

Anh An Huỳnh, Nhà Đầu tư:

Trước đây anh hơi lười đi du lịch trong nước một phần cũng vì dịch vụ và cách giữ gìn của nhà mình. Từng có nhiều chỗ anh đi thấy rất đẹp, về chịu khó viết Facebook để giới thiệu cho bạn bè, xong khoảng hai ba năm sau anh đi lại thì không còn được như xưa. Nhưng tình hình hiện nay thì một kẻ chân chạy như anh không có sự lựa chọn nào khác rồi. Trong năm nay mà buồn chân thì chỉ đi du lịch trong nước thôi, cho an toàn.

Nói khách quan thì về cơ bản Việt Nam mình có nhiều cung đường biển, đường núi rất đẹp, chuẩn gu của một kẻ thích lái xe đi roadshow như anh. Ví dụ như cung đường Vịnh Hy, đỉnh Bạch Mã, Hà Giang, Phú Yên không thua gì Châu Âu, Mỹ hay Nhật đâu. Chỉ mong rằng dịch bệnh này cũng là một cú hích giúp cho du lịch Việt Nam nhìn về bức tranh phát triển dài hạn, từ đó tăng cường quảng bá cũng như bảo tồn thắng cảnh tốt hơn.

Riêng tôi, người viết bài này, thuộc tuýp du lịch để tìm hiểu văn hoá, nên năm nào cũng bay vài chuyến xa xa nhằm nghiên cứu văn hoá Đông Tây cho đã thích. Năm ngoái tôi đến Mỹ, Nga và Miến Điện dài ngày, chưa tính vài chuyến ngắn 2-3 ngày đến Bangkok, Singapore. Nhưng trong thời gian cách ly xã hội nằm nhà làm bạn cùng YouTube, tôi đã khám phá ra được “một chân trời mới lạ” về Sài Gòn qua các video của YouTuber du lịch và ẩm thực nổi tiếng thế giới Mark Wiens (gần 6 triệu follower). Tôi lên ngay kế hoạch là sau khi Sài Gòn hoạt động bình thường trở lại, mình sẽ thực hiện liền cái list “23 điều nên làm ở Sài Gòn” theo video của anh để tận hưởng cảm giác làm một du khách ngay chính tại quê nhà. Chắc chắn sẽ thú vị. Hơn nữa, trong tình cảnh kinh tế đi xuống thế này, dành dụm tiền rồi đem ra nước ngoài tiêu, đặt vào ví người nước ngoài - thì tôi sẽ có một cảm giác tội lỗi vô cùng.

Bạn từng giúp đất nước bằng việc ở nhà, bây giờ bạn lại giúp đất nước bằng việc đi khắp #Vietnam - Ảnh 1.

Vlogger TRAVIP, kênh YouTube Yêu Máy Bay: " Tôi đã đi nhiều tỉnh thành ở Việt Nam để quay vlog và chưa bao giờ hết ngỡ ngàng vì nước mình đẹp lắm, đa dạng lắm, kỳ thú lắm. Hơn một năm trước, khi đi quay vlog ở Hà Tiên, tôi đã bị sốc vì không ngờ rằng một điểm đến ít nổi tiếng như Hà Tiên lại hấp dẫn quá. Hà Tiên có một quần đảo Hải Tặc hoang sơ đến mê hoặc, một Thạch Động gắn liền với câu chuyện Thạch Sanh với ngôi chùa trong hang, một đầm Đông Hồ cò bay rợp trời như bồng lai tiên cảnh. Hay như điểm đến mới nổi là Tam Kỳ. Ở đó đâu chỉ có làng bích hoạ Tam Thanh, mà còn có hồ Phú Ninh, có địa đạo Kỳ Anh chứng kiến bao thăng trầm lịch sử, một bãi sậy sông đầm cảnh sắc lạ thường, bãi biển Tam Tiến sôi động lúc nửa đêm về sáng, cùng bao món ngon vật lạ tôi mới nếm thử lần đầu. Tôi luôn tự hỏi bản thân rằng phải khám phá bao giờ mới hết được Việt Nam, khi chuyến đi nào tôi cũng được trải nghiệm rất nhiều cái "lần đầu ".

#Vietnam trong các bức hình của bạn để đón đầu làn sóng du lịch 2021

Sau đại dịch, tâm lý khách du lịch sẽ thay đổi. Điều kiện đầu tiên để du khách lựa chọn điểm đến không phải là phong cảnh đẹp và thú vị nữa, mà là yếu tố an toàn và an ninh. Trên truyền thông hay các diễn đàn du lịch có nhiều chia sẻ về tình cảnh khó khăn của du khách phương Tây bị mắc kẹt lại tại Thái Lan hay Singapore ngay giữa kỳ nghỉ của mình, điều này sẽ khiến cho đồng hương của họ nghiên cứu tìm đến những nơi an toàn hơn.

Trong suốt thời gian vừa qua, chính phủ nước mình luôn đặt sự an toàn và sức khỏe của người dân lên hàng đầu. Đây chính là điều hết sức quan trọng với ngành du lịch lấy con người làm trọng tâm. Việc chúng ta xử lý đại dịch Covid-19 nhanh chóng và hiệu quả có thể biến Việt Nam thành điểm du lịch ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được ưa thích hơn so với các quốc gia như Thái Lan, Singapore, Hong Kong và Úc. Tất nhiên vẫn còn nhiều việc để làm nhằm tận dụng tốt thời cơ vàng này.

Bạn từng giúp đất nước bằng việc ở nhà, bây giờ bạn lại giúp đất nước bằng việc đi khắp #Vietnam - Ảnh 2.

Điều cần làm của nhà nước là cải thiện chất lượng dịch vụ, vừa phát triển vừa bảo tồn, khai thác tối đa các thế mạnh sẵn có. Chúng ta đã làm rất tốt trong mảng du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái,... thế còn du lịch mạo hiểm, du lịch “xanh"? Với ¾ địa hình đồi núi, hệ thống sông ngòi chằng chịt, hệ thống hang động kỳ vĩ bậc nhất thế giới, những khu rừng, khu bảo tồn hay vườn quốc gia… tất cả tạo nên một “thiên đường" cho những trái tim yêu khám phá, yêu thiên nhiên. Vậy mà chúng ta còn chưa khai thác hết tiềm năng vô tận của mảng này! Bên cạnh những cái tên đã quá đỗi nổi tiếng trên thế giới như Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang…. chúng ta có hàng loạt những điểm đến mới đầy hứa hẹn sẽ trở thành “ngôi sao" của du lịch Việt Nam. Quy Nhơn, Ninh Thuận, Đắk Lắk, những con đường miền Tây sông nước. Chúng ta có thể học tập các những kinh nghiệm các nước khác đã làm, thiết kế các gói tour mới lạ bên cạnh việc ngắm cảnh, như tour leo núi mạo hiểm, tour tìm hiểu tôn giáo, thậm chí là tour rùng rợn vào những công viên trò chơi bị bỏ hoang.

Còn những dân thường nhỏ bé trẻ tuổi như chúng ta làm được gì?

Bên cạnh việc trực tiếp đóng góp vào doanh thu của ngành du lịch nội địa, người trẻ Việt Nam có thể cùng góp sức vào công cuộc tuyên truyền hình ảnh đẹp của Việt Nam ra ngoài thế giới. Mỗi người trẻ là một kênh truyền thông hiệu quả trên mọi “mặt trận" MXH, chúng ta hoàn toàn có thể mang đến cho bạn bè quốc tế thêm nhiều hình ảnh ấn tượng, về các cảnh đẹp, về ẩm thực, về văn hoá, về cuộc sống thường nhật bình yên của đất nước ta.

Vào tháng 10/2019, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã tung ra chiến dịch truyền thông #VietnamNOW hướng tới khách nước ngoài, cập nhật một góc nhìn mới trọn vẹn hơn về Việt Nam cho khách du lịch trên toàn thế giới. Ngoài việc quảng bá về ẩm thực Việt Nam, các di sản thế giới UNESCO, những truyền thống văn hoá lâu đời, và phong cảnh thiên nhiên, #VietnamNOW còn làm giới thiệu các trải nghiệm du lịch hiện đại như sân golf cao cấp, khu nghỉ dưỡng sang trọng, khám phá du lịch mạo hiểm và những hoạt động thú vị khác trong thành phố.

Hiện tại, tuy Tổng cục chưa phát động một chiến dịch nào để huy động sức dân giúp quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam, nhưng năm 2020 rồi, đâu cần phải bảo thì thế hệ digital chúng ta vẫn biết cách để những hình ảnh đẹp nhất của nước mình được toả sáng trên mọi ngóc ngách Internet mà. Ngay từ bây giờ, bạn có thể giúp kéo ranking cho #Vietnam trên mạng xã hội bằng cách gõ hashtag này vào các bức hình, video du lịch của mình trên Facebook, Instagram, TikTok nhằm giới thiệu các điểm đến tươi đẹp, các món ăn ngon lành, các nét văn hoá đặc sắc. Hãy biến các trang mạng xã hội mà bạn rành như lòng bàn tay trở thành một cuốn từ điển chi tiết về Việt Nam, vừa xây dựng hình ảnh, vừa là động lực mời gọi du khách book vé đến nước mình.

Du lịch là ngành công nghiệp không khói thu hút ngoại tệ hàng đầu cho Việt Nam. Năm nay, ngoại tệ từ du lịch của chúng ta không được nhiều, nhưng bây giờ chính là lúc mình bắt đầu cùng đất nước phấn đấu để năm sau thu nhiều ngoại tệ hơn!

Bạn từng giúp đất nước bằng việc ở nhà, bây giờ bạn lại giúp đất nước bằng việc đi khắp #Vietnam - Ảnh 3.

Cao thủ võ Việt lên tiếng về vụ võ sĩ thiệt mạng sau màn tỉ thí trên đường phố

Như tin chúng tôi đã đăng tải thì ngày 4/5, nhiều diễn đàn võ thuật Việt Nam bàng hoàng trước cái chết của một võ sĩ boxing phong trào sau trận đấu căng thẳng theo kiểu "võ đường phố". Dù trận đấu này xảy ra ở nước ngoài nhưng nó cũng là một bài học đắt giá cho người tập luyện võ thuật ở Việt Nam, đặc biệt là với dân võ phong trào.

Võ sĩ thiệt mạng sau vụ hỗn chiến võ đường phố

Nói về sự cố đáng tiếc vừa qua, võ sĩ hàng đầu làng boxing Việt Nam – Trương Đình Hoàng nêu ý kiến của mình với chuyên trang Trí Thức Trẻ, báo điện tử Tổ Quốc:

"Theo tôi, đấu tập ngoài đường phố, không nón bảo hộ như vậy là rất nguy hiểm. Thường thì những buổi đấu tập thì các võ sĩ sẽ mang găng to hơn găng thi đấu là găng 16oz -18oz, kèm theo nón bảo hộ, kuki để tránh gây chấn thương.

Còn đấu như thế này thì chắc chắn không nên. Bởi việc giao lưu võ thuật cũng nên có văn hóa và phải hạn chế tối đa nguy cơ có thể dẫn tới chấn thương nặng".

Võ sĩ Nguyễn Văn Đương của đội tuyển boxing Việt Nam – người mới đây đã giành tấm vé dự Olympic Tokyo cũng đưa ra quan điểm khá tương tự: "Nếu là giao lưu võ thuật, nhất là những môn võ đối kháng thì mình nghĩ nên tổ chức ở những nơi dành cho thi đấu hoặc tập luyện, đặc biệt phải có trọng tài để can ngăn kịp lúc.

Việc có trọng tài, có đồ bảo hộ là tối thiểu nhất. Ngoài ra, nếu đã tập luyện võ thuật thì mình nghĩ mỗi người đều phải có ý thức tự bảo vệ mình, và tự sắm đồ bảo hộ cho bản thân".

Cao thủ võ Việt lên tiếng về vụ võ sĩ thiệt mạng sau màn tỉ thí trên đường phố - Ảnh 2.

Võ sĩ Nguyễn Văn Đương cho rằng điều tối thiểu nhất khi thi đấu võ đối kháng là phải có trọng tài.

Cựu tuyển thủ lừng danh làng Karatedo Việt Nam và từng là HLV ở đội tuyển Karatedo quốc gia Nguyễn Anh Tuấn cũng cho rằng sự Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog cố võ sĩ boxing tử vong là bài học cho các võ sĩ, đặc biệt dân phong trào khi thi đấu giao lưu.

"Nếu xét về mặt đạo đức hay tinh thần thượng võ thì hai võ sĩ này không có gì đáng phê phán bởi họ thi đấu sòng phẳng và không đánh phạm luật. Việc nạn nhân bị ngã rồi tử vong chỉ là một tai nạn đáng tiếc. Đây là sự cố tương đối hi hữu trong võ thuật.

Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ pháp lý thì các võ sĩ phong trào không nên thi đấu theo cách tự phát như vậy. Tốt nhất họ nên thi đấu thông qua các giải chính thức, có ban tổ chức đàng hoàng. Như vậy sẽ hạn chế những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra".

Cũng đề cập tới văn hóa giao lưu trong võ thuật, võ sư Đinh Trọng Thủy, chủ nhiệm võ đường Vĩnh Xuân kungfu Thăng Long – Phó ban chuyên môn Hội Võ thuật Hà Nội nêu ý kiến không đồng tình với việc các võ sĩ phong trào thi đấu giao lưu "võ đường phố" theo kiểu tự phát.

"Sự cố khiến võ sĩ boxing phong trào thiệt mạng là điều thật đáng tiếc, ngoài ý muốn trong các trận giao lưu võ thuật. Tuy nhiên, khi giao lưu như vậy nên có trọng tài, có nhân viên y tế và có sàn đấu theo quy chuẩn và đồ bảo hộ đầy đủ. Như vậy sẽ an toàn hơn rất nhiều và tránh được những va chạm cá nhân và giữa các môn phái.

Theo tôi, việc đánh ngoài đường như trong video là rất nguy hiểm. Theo quan sát của tôi thì nạn nhân khi bị ngã có đập đầu xuống đường. Đây là sự cố thật đáng tiếc, những trận đấu như thế này còn dễ tạo nên hiềm khích giữa các cá nhân và các võ đường với nhau.

Tôi nghĩ khi giao lưu võ thuật nên có mặt chủ nhiệm các CLB, võ đường. Các võ sĩ cần được kiểm tra sức khỏe và có các điều kiện thi đấu theo quy chuẩn bởi tính mạng và sức khỏe là trên hết. Mục tiêu cuối cùng của rèn luyện võ thuật chính là sức khỏe".

Cao thủ võ Việt lên tiếng về vụ võ sĩ thiệt mạng sau màn tỉ thí trên đường phố - Ảnh 3.

Võ sư Đinh Trọng Thủy cho rằng khi giao lưu võ thuật luôn phải có đồ bảo hộ, nhân viên y tế và trọng tài, dù là với người tập võ phong trào.

Võ sư Bùi Tuấn Đạt – Trưởng ban chuyên môn Liên đoàn Vovinam – Việt Võ Đạo Hà Nội cũng cho rằng những người tập luyện võ thuật nên đề cao yếu tố an toàn, dù là thi đấu trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

"Thi đấu đối kháng trong võ thuật có thể trông thì bình thường nhưng khi bước lên sàn đấu mới thấy được sự khốc liệt. Chẳng phải tự nhiên mà ở mọi giải đấu người ta lại yêu cầu có đầy đủ dụng cụ bảo hộ cũng như thảm đệm. Bây giờ chúng ta tập võ vì sức khỏe và đam mê, vậy nên phải đặt vấn đề an toàn lên trước.

Trong một số trường hợp, dù có đầy đủ dụng cụ bảo hộ mà võ sĩ còn bị chấn thương sọ não, vỡ hàm, gãy chân tay, đứt dây chằng… huống chi là thi đấu giữa đường, không có mũ bảo hộ cũng chẳng hề có trọng tài.

Bây giờ, công nghệ thông tin phát triển, người tập võ dễ tiếp cận hơn với các giải đấu cũng như kỹ thuật mới, nhu cầu giao lưu cũng nhiều lên. Tuy nhiên, khi giao lưu nhất thiết phải chuẩn bị tốt về kỹ thuật, thể lực cũng như bảo hộ và sàn đấu, tối thiểu nhất là phải có mặt sân cỏ. 

Còn ở sân cứng thì rất nguy hiểm. Khi ngã xuống hoặc lúc mất tự chủ do bị knock-out thì càng dễ dẫn tới những tai nạn đáng tiếc. Bản thân tôi trước đây cũng từng chứng kiến nhiều tai nạn khi thi đấu ở sân cứng cũng như ở các trận đấu phủi.

Vậy nên, những người đang tập luyện võ thuật hãy xác định rõ mục tiêu tập võ của mình là gì và hãy tự chủ động bảo vệ mình trong tất cả mọi tình huống. Đam mê nhưng không có sức khỏe thì cũng chẳng để làm gì. Ngoài bản thân mình còn có gia đình, còn cuộc sống nữa".

Cao thủ võ Việt lên tiếng về vụ võ sĩ thiệt mạng sau màn tỉ thí trên đường phố - Ảnh 4.

Võ sư Bùi Tuấn Đạt cho rằng người tập luyện võ thuật nên đề cao yếu tố an toàn dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Bí mật đằng sau công việc livestream bán hàng hot nhất hiện nay: Live một lúc trên 100 điện thoại, thu nhập khủng là điều shock nhất

Khi livestream bắt đầu len lỏi vào ngành kinh doanh, rồi những khía cạnh bán hàng online cũng xuất hiện trên những kênh livestream hàng đầu đã biến công việc này trở thành xu hướng nghề cực hot. 

Đó là các bạn trẻ sẽ thử hàng chục mẫu mã và sử dụng sự khéo ăn khéo nói của mình để nhanh chóng chốt đơn. Nhiều người nghĩ đó là công việc nhàn hạ vì chỉ cần ngồi một chỗ với chiếc điện thoai, thử quần áo, đọc giá và địa chỉ là xong.

Nhưng thực tế công việc không hề "màu hồng" đâu nha! Thử dạo một vòng mạng xã hội sẽ thấy được sự thật của dàn đội ngũ hùng hậu phía sau các thánh nữ livestream. Một lần quay là cả chục người và chiếc điện thoại sẵn sàng hoạt động để đem đến những góc quay chất lượng nhất. 

Vì tính chất công việc nên họ cũng không có "văn phòng cố định", bất cứ đâu có mạng Internet đều có thể làm việc như trong phòng, trung tâm thương mại, góc cà phê sang chảnh sống ảo, đều là nơi giúp học livestream từ nhà riêng hay ngoài trời. 

Việc livestream không chỉ mang về thu nhập lớn cho mẫu mà còn mang lại doanh thu hàng chục tỷ đồng cho các shop bán hàng mỗi tháng. Điển hình như  Luo Yonghao là cái tên đang nổi trên khắp các mạng xã hội ở Trung Quốc, đặc biệt là trong giới bán hàng online với  kết quả không thể nào tưởng tượng được trong buổi live stream bán hàng mở màn của Luo trên Douyin: Trong 3 giờ, Luo đã bán được không biết bao nhiêu loại hàng hóa từ điện thoại thông minh Xiaomi đến dao cạo râu Gilette, đồ ăn nhẹ và Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog nhiều thứ khác với tổng trị giá sản phẩm vào khoảng 110 triệu NDT (tương đương 15,5 triệu USD). Riêng buổi livestream này đã thu hút hơn 48 triệu lượt xem - kỷ lục cao nhất trong lịch sử trên Douyin.

Sự thật đằng sau nghề livestream bán hàng cực hot.

Mỗi lần quay là hàng chục camera và con người cùng theo sát nhịp của mẫu livestream.

Một ngày làm việc của mẫu livestream thường kéo dài từ 4 giờ chiều đến hơn 10 giờ tối vì đó là thời gian người trẻ rảnh và tăng tương tác nhiều nhất. Trung bình khoảng 400-500 nghìn đồng là số tiền mẫu livestream nhận được cho một đợt quay kéo dài 1 tiếng. Một buổi tối có thể làm được 3-4 số nên trung bình, một tháng bạn trẻ có thể kiếm được hàng chục triệu đồng. Con số đó với người tự làm chủ và làm mẫu thậm chí còn cao hơn rất nhiều.

Ở Trung Quốc, ngành công nghiệp livestream bán hàng đã phát triển mạnh mẽ và ở Việt Nam, dù phát triển sau nhưng cũng hứa hẹn xu hướng phát triển tích cực. Nhất là trong thời đại mạng xã hội bùng nổ, nhu cầu mua hàng online lại càng tăng cao.

Trung bình một tháng, mẫu livestream có thể kiếm được hàng chục triệu đồng.

Tuy nhiên, đối mặt với nó là cũng nhiều nguy cơ cao như các bệnh liên quan đến họng, một set đồ phải thử hàng chục bộ quần áo hay còn bị gạ tình, body shaming trên video.

Dưới phần video mỗi bài viết đều nhận được rất nhiều lượt bình luận của dâ n mạng. Hầu hết đều cho rằng người bán hàng livestream phải cực kỳ khéo léo và tự tin khi có thể hoạt ngôn chốt đơn khách, sẵn sàng đứng trước hàng chục điện thoại chĩa vào. Đúng là công việc nào cũng có khó khăn riêng, không thể nhìn ngoài mà vội đánh giá nó được!

" Bán live như này cực lắm mọi người ơi, nói nhiều, vận động cơ họng nhiều. Nếu nói nhiều không khéo còn bị bệnh về họng. Bởi vậy mới thấy kiếm tiền không dễ dàng đâu ", bạn T.X bình luận.

" Kiếm tiền như thế này cực lắm mọi người ơi, nói nhiều ảnh hưởng đến họng, đã thế còn livestream quần quật từ sáng đến tối, thử đồ các kiểu con đà điểu... Hạnh phúc nhất là khi đơn hàng về nhiều bù lại được công sức mình bỏ ra!" , bạn V.D chia sẻ.

" Bán hàng offline mệt thì online cũng chẳng kém gì, bạn nào chạy từ cả chủ đến làm mẫu lại càng khổ hơn. Kiếm được đồng tiền thì đêm về cũng mệt nhừ người ra ", bạn X.A bình luận.